# Làm sao biết mình mắc bệnh viêm da?
Chẩn đoán AD bao gồm 2 yếu tố:
1. Ngứa (thường nặng hơn về ban đêm)
2. VÀ thêm ít nhất 3 điểm sau
– Da khô
– Bệnh sử suyễn hay viêm mũi dị ứng
– Bắt đầu trước 2 tuổi
– Viêm da ở vùng da gấp (flexural dermatitis)
– Có bệnh sử (thẹo) do viêm da
Ngứa là triệu chứng khủng hoảng nhất của AD, nhiều bệnh nhân ngứa đến nổi gãi chảy máu, tắm nước nóng rồi nước lạnh, dùng đủ thứ để chữa cơn ngứa. Vì vậy, chữa ngứa trong viêm da cơ địa là điểm quan trọng không kém bên cạnh chữa vết viêm trên da. Khi xưa có lẽ Tề Thiên Đại Thánh cũng mắc bệnh này.
– Xét nghiệm lab IgE thường không có tác dụng. Các xét nghiệm lab khác có thể hữu ích khi tìm các bệnh tự miễn khác như lupus ban đỏ.
# Vì sao bệnh nhân mắc viêm da cơ địa?
– Vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng lý do nào khiến bệnh nhân mắc bệnh. Các nghiên cứu hiện nay chỉ ra bệnh AD là do kết hợp nhiều nguyên nhân, trong đó 3 điểm quan trọng nhất là (phần bảo vệ ngoài cùng của da (lớp sừng) bị khô nứt – dẫn đến các vi khuẩn hay tác nhân kích thích vào trong, hệ miễn dịch không kiểm soát – tăng quá nhiều tín hiệu kích thích ngứa và viêm, và yếu tố môi trường.
– Yếu tố di truyền và bệnh sử gia đình góp phần quan trọng trong chẩn đoán. Anh chị em sinh đôi cùng trứng sẽ có rủi ro mắc bệnh AD cao hơn. Cha mẹ mắc AD sẽ dễ có con bị AD.
– Dị biến gen ở lớp sừng Filaggrin, tăng các protein TLR2, FCER1A và DEFB1. Sự mất kiểm soát giữa 2 hệ Th1 và Th2 của tế bào bạch cầu lympho CD4 (T helper 1, chuyên về phản ứng viêm để giết vi trùng) và Th2 (chuyên về dị ứng). Trong bệnh AD, hệ Th2 nhiều hơn Th1, dẫn đến tăng IL-4, IL-5, IL-12, và IL-13, tăng kháng thể dị ứng IgE
# Nguyên tắc chữa trị viêm da cơ địa
– Chữa ngứa, viêm, và nhiễm trùng cùng một lúc. Dùng thuốc theo mức độ bệnh AD từ nhẹ đến nặng (như từ kem xức Steroid/Calcineurin), đến dùng đèn (Light therapy nbUVB UVA1), sau đó thuốc uống (Systemic Corticosteroid) hay ức chế PDE4, đến hoá trị Cyclosporine, Azathioprine, hay Methotrexate.
– Luôn giữ ẩm da và chuẩn bị cho lần viêm da sắp tới. Nhiều bệnh nhân xức thuốc/uống thuốc sẽ thấy đỡ hơn, sau đó quên chăm sóc da, dẫn đến da khô và lại bị viêm AD lần nữa. Dùng các kem giữa ẩm da có mỡ (ointment) như Petroleum hay Aquaphor hay kem Cream tốt hơn là Lotion. Xức kem ngay sau khi tắm.
– Ngăn ngừa các yếu tố kích thích như thức ăn (đồ biển), tiếp xúc với các đồ vật gây viêm da.
– Kiên nhẫn và giáo dục. Bệnh nhân và che mẹ nên hiểu đúng về bệnh, về chu kỳ tái phát và các loại kem. Giải thích cho bệnh nhân và cha mẹ cách dùng đúng và đủ kem bôi.
– Mặc đồ thoải mái, dùng đồ ăn ít gây dị ứng, và tập thể dục – Sữa mẹ giúp giảm rủi ro bệnh viêm da cơ địa
Đa số viêm da cơ địa ở trẻ em có thể kiểm soát tốt nếu cha mẹ hiểu rõ về bệnh này. Ở người lớn, viêm da cơ địa khó chữa hơn, đôi khi phải dùng đến thuốc uống và chữa lâu dài mới hiệu quả. Viện Hàn Lâm Da Liễu Hoa Kỷ có hướng dẫn chữa trị viêm da cơ địa theo từng bước tuỳ theo triệu chứng (1).
# Có nhiều thuốc bôi chữa viêm da cơ địa
– Các loại thuốc bôi Corticosteroid là trị liệu chính hiện nay do giá rẻ và có mặt ở khắp nơi. Có nhiều loại thuốc Corticosteroid, từ rất nhẹ đến rất nặng (Nhẹ nhất là Hydrocortisone 1% cream đến nặng nhất là nhóm Clobetasol 0.05%) Lưu ý là chỉ số phần trăm không quan trọng, tên thuốc mới quan trọng (như loại tiền gì, USD hay VND mới quan trọng, chứ không phải bao nhiêu số 0 phía sau).
– Bệnh nhân nên hạn chế dùng loại nặng do dùng lâu dài dẫn đến mỏng da, mụn trứng cá, nhiễm trùng da, và nổi mạch máu. Nên dùng các thuốc bôi dạng mỡ (ointment) cho các chỗ trên người, dùng kem và lotion trên da mặt. Dùng kem steroid lên vùng da viêm và kem giữ ẩm lên vùng da không viêm. Khi dùng thuốc kết hợp (Steroid và Calcipotriene) nên đợi ít nhất vài tiếng giữa các loại thuốc để thuốc ngấm vào da hoàn toàn.
– Các thuốc ức chế PDE4 inhibitor gồm thuốc bôi Crisaborole (Eucrisa), thuốc uống Roflumilast (Daliresp), Apremilast (Otezla) có tác dụng rất khả quan. Có thể dùng xen kẽ/kết hợp với thuốc bôi Corticosteroid.
– Thuốc bôi Vitamin D3 như Calcipotriene (dùng cho bệnh vảy nến) cũng có tác dụng với AD, dựa trên một số bài nghiên cứu.
– Thuốc bôi ức chế Calcineurin (là enzyme kích hoạt tế bào T cell) cũng là một lựa chọn tốt. Hiện nay 2 loại thông dụng là Tacrolimus và Pimecrolimus
– Thuốc nhắm đích ức chế IL-4 Dupilumab hay ức chế IL-33- Thuốc ức chế Janus Kinase (JAK) Tofacitinib là lựa chọn sau khi nhiều cách chữa trên thất bại. Tofacitinib cũng là thuốc dùng để chữa bạch tạng (off label).
# Có nhiều loại viêm da giống AD
– Vảy nến (psoriasis), viêm da do tiếp xúc (contact dermatitis), viêm da do nấm (tinea) là các bệnh dễ gây nhầm lẫn với AD. Quý vị nhớ đến gặp BS gia đình hoặc BS chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán đúng. Không nên tự chẩn đoán bệnh viêm da và tự trị theo các chỉ dẫn trên mạng.
viêm da cơ địa, atopic dermatitis, bs wynn tran, ts wynn tran, top vietnamese youtube doctor, top online doctor, vietnamese top doctor, benh viem da, bệnh chàm
Xem Thêm Bài Viết Sức Khỏe Khác: https://dana-langer.com/suc-khoe
Nguồn: https://dana-langer.com/
Em có thể xin Zalo để đi tư vấn k ạ
Bị viêm da gì mà nổi nốt trên người nhưng ko ngứa ạ
Thưa bs cháu 13 tuổi đi khám bs đoán viêm da cơ địa mà ớ vn thì nên mua thuốc nào bs vui lòng cho Za lo để gửi hình cho bs xem và ghi hộ tên thuốc bà ngoại của cháu chân thành cảm ơn số đt là 0889800815 xin đa tạ
Bác sĩ cho e hỏi ạ. Bé bị chàm ở cổ. Có trị bớt không ạ
Bac si chi cho bai thuoc
Bac si trong gia dinh em ko co ai bi ma em bi vay uong gi va lam gi bot ngua em cung bi viem muoi nua
Em bi vanh tay lan ra mat ngua lam bac si
Bac si em bi viem da ngua nhieu lam sau bet
IgE của cháu hẳn 360 U/ml thì có nguy hiểm quá không ạ?
Cảm ơn bác nhiều ah
0862151024
Bs cho nhà chùa Sđt của bs đc kg a? Nhà chùa cần bs từ vấn a.
Xin bs giup cho xin ten thuoc thoa chi viem da Co dia. Thank bs. Minh kh biet doc tieng anh.
Viêm da cơ địa có bị ở mặt ko
Bs oi.me e sau khi deu tri tai bien nhoi mau nao thoi gian.va me e trong thoi gian uong thuoc thi me e bi ngua toan than rat nhieu.tham chi gay ra mau luon.xin bs tu van va dung thuoc ntn ah.cam on bs
Thank you BS , giọng noi that tuyến cam , nghe thoi la da cam thay Bot binh roi ❤️
thayly phuoc loc
Cám ơn thông tin của bs
Bs cho em hỏi em hay bị đau chân tay ko có vết thương hay va chạm vào đâu tự dưng bị sưng đau ở đầu ngón chân cái + gót chân + lòng bàn tay/ chân. Đau tầm 15 ngày thì da bắt đầu bong lột từng mảng to xong khỏi dc 1 thời gian lại bị lại. Em bị hơn chục năm nay oy mỗi lần bị là ko nhấc chân lên nổi. Em để ý là mỗi lần em đi ủng hay găng tay cao su là bị rất nặng mặc dù là có đi tất và đeo găng tay vải oy mới đeo găng tay cao su em có đi khám ở Bv đa khoa huyện bs bảo em bị dị ứng cơ địa oy cho uống thuốc dị ứng vs bôi ngoài ra thì đỡ dc chút oy lại bị như cũ. Bs cho em xin ý kiến là em bị bệnh j vs ạ
💓💖💗💞💕♥️
Bác sỹ có thể giup em với,em bệnh này 5 năm rôi,tay chân nứt nẻ,tay chả cầm được gì,nứt tróc vảy luôn ạ,khổ quá 0965497166
Anh ơi con em ngứa quá làm sao anh
Chào bác sĩ a cháu bị viêm da dau ơ mặt đa đi khám da liễu trung ương mà không khỏi xin bs tư vấn a 037851364 xin cảm ơn a
Bsi cho e sdt dc k ak